jump to navigation

Cách pha chế thức uống làm mịn da Tháng Mười Hai 19, 2008

Posted by Kinh nghiệm hay in Ẩm thực, Làm đẹp, Mẹo hay, Sức khoẻ.
Tags: ,
5 comments

Nước là thành phần chính của mọi tế bào và các tổ chức trong cơ thể, trong đó có làn da. Thiếu nước, da sẽ bị khô, không mịn màng, giảm độ đàn hồi và nếp nhăn xuất hiện. Bạn có thể dùng những thức uống tốt cho da dưới đây:

1. Sữa trứng gà:

Chứa một lượng lớn chất đạm, vitamin nhóm B, vitamin C nên có hiệu quả đặc biệt trong việc trong chăm sóc làn da. Dùng sữa tươi thì cần phải đun sôi. Với người quá cân, béo phì, nên dùng loại sữa bột không béo; vào mùa lạnh có thể dùng sữa bột bình thường. Trứng gà đánh lên cho đến khi hoàn toàn tan trong sữa để tránh mùi tanh và đề phòng khó tiêu. Khi pha, nên liệu lượng sữa để có thể uống hết cho một lần, không nên để lâu.

2. Sữa đu đủ:

Là loại thức uống mát, thơm ngon, thích hợp với người suy nhược cơ thể, da khô. Lấy một lát đu đủ chín, tươi, cắt thành những miếng nhỏ cho vào cốc sữa. Nếu không sẵn sữa tươi, có thể dùng sữa bột. Cho thêm ít mật ong, ít nước đun sôi để nguội tùy mức rồi cho vào máy xay đều. Cũng có thể dùng dao, thìa băm nhuyễn đu đủ ra. Pha xong, nên uống ngay. (more…)

Cách gấp khăn ăn Tháng Mười Một 15, 2008

Posted by Kinh nghiệm hay in Ẩm thực, Mẹo hay.
Tags:
1 comment so far

Kiểu 1

 

Kiểu 2

 

Kiểu 3

Sống chung với chứng rối loạn tiền đình Tháng Chín 30, 2008

Posted by Kinh nghiệm hay in Sức khoẻ.
Tags:
22 comments

Rối loạn tiền đình là gì?

 

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

 

Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương.Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật chung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận.

Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này, hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Say sóng khi đi tàu biển, chóng mặt khi ngồi xe là do cùng nguyên tắc. Ngồi trong máy bay gặp gió bão, máy bay chòng chành, ta không nhìn thấy thay đổi bên ngoài nhưng tai tiếp thu sự giao động, ta thấy choáng váng, xây xẩm.

 

 

Biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình

 

Các dấu hiệu mà người bệnh diễn tả bệnh của mình đều rất chung chung, mơ hồ về mức độ nặng nhẹ, lâu mau. Một số than phiền thường thấy là:

 

·         Có cảm giác là cơ thể hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động;

·         Mất thăng bằng, đi đứng không vững;

·         Phải vịn vào vật tựa nào đó  mới đứng lên và bước tới được;

·         Đầu nhẹ tâng tâng;  

·         Muốn xỉu ngã;

·         Yếu, mệt;

·         Kém tập trung;

·         Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu;

·         Buồn nôn, ói mửa;

 

Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.

 

Chú ý: Rối loạn tiền đình chỉ là một trong những nguyên nhân của biểu hiện mất thăng bằng, xây xẩm, chóng mặt. (more…)

Các bài tập cải thiện chứng rối loạn tiền đình Tháng Chín 18, 2008

Posted by Kinh nghiệm hay in Mẹo hay, Sức khoẻ.
Tags:
3 comments

Đối với những người bị hội chứng rối loạn tiền đình ốc tai lành tính hoặc bị nhạy cảm với các động tác xoay vòng (rối loạn tiền đình do tư thế), chúng ta cần thực hiện các bước tập luyện để tạo được sự thích nghi. Các bài tập để thích nghi được tập trung vào các mục đích:

– Duy trì thăng bằng khi đứng yên

– Duy trì thăng bằng khi lắc lư

– Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển

– Duy trì thăng bằng khi đi lại

Các bài tập được chia thành nhiều mức độ từ dễ đến khó. Theo một nguyên tắc là bắt đầu từ từ, động tác chậm đến nhanh dần, thời gian từ ngắn đến lâu hơn, tần suất lặp lại tăng dần.

Bài tập mức độ 1:

1.1. Động tác Romberg (rom-bơr)

Bài tập này nên đứng vào gần vách tường, nhiều người có thể bị ngã. Đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây. Sau đó lặp lại động tác. Động tác này có thể nâng lên sau đó, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với thân người, song song với mặt đất. (more…)